SJ Saphi - шаблон joomla �вто
Sản phẩm: 0 - Tổng cộng : 0 đ
Không có sản phẩm trong giỏ!

Những tin tức về nghệ thuật

Thương hiệu làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp vươn ra thế giới

Nói đến làng nghề truyền thống ở Bình Dương không thể không nhắc đến làng sơn mài Tương Bình Hiệp. Với tuổi đời hàng trăm năm, sơn mài Tương Bình Hiệp đã trở thành thương hiệu, di sản quốc gia được người dân trong nước lẫn bạn bè quốc tế ưa chuộng.

Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp (phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) trước đây là một ngôi làng nhỏ chuyên về làm tranh cổ.

Qua hai cuộc di dân từ Bắc vào Trung, từ Thuận Quảng vào Đông Nam (1698 - 1720), nhiều cư dân có nghề sơn mài truyền thống đến lập nghiệp ở làng Tương An (Tương Bình Hiệp) hình thành làng nghề.

Sơn mài Tương Bình Hiệp vươn ra thế giới

Đến đầu thế kỷ XX, người Pháp đã mở trường Mỹ thuật bản xứ Thủ Dầu Một (thường gọi là trường Bá nghệ) để giảng dạy các nghề chạm trổ, cẩn xà cừ, điêu khắc... Sản phẩm của sơn mài Tương Bình Hiệp đã được phổ biến rộng hơn và ngày càng phát triển.

Sự ra đời của trường Bá nghệ và các xưởng sản xuất sơn mài Thanh Lễ, Trần Hà, Lam Sơn đã làm nghề sơn mài trở thành một nghề thủ công truyền thống có thu nhập cao.

z3453387750867_913ff798adde891bfcd712247514dae5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 Thời điểm vàng son, năm 1980 - 1990, người dân ở TP Thủ Dầu Một làm nghề sơn mài chiếm 60-70%, còn ở Tương Bình Hiệp chiếm tới gần 90%.

 

Từ năm 1945 đến 1975, nghề sơn mài phát triển mạnh khi hàng sơn mài được xuất sang thị trường châu Âu và có giá trị thương mại lớn.

Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Lan (công tác tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương), thập niên 1980 - 1990 là thời kỳ vàng son của làng sơn mài Tương Bình Hiệp. Điều đó được đánh dấu bằng việc hình thành một hợp tác xã sơn mài với trên 160 xã viên, có 744 hộ có nguồn thu nhập chính từ sản xuất sơn mài, 120 hộ dân tham gia và thu hút hơn 150 lao động từ nơi khác đến làm và học nghề.

Thời gian đó đã có câu biểu dương ca tụng làng nghề Tương Bình Hiệp: “Nhà nhà làm sơn mài, người người làm sơn mài”. Mọi người hăng say sản xuất, uy tín làng nghề xã Tương Bình Hiệp vang xa, đời sống nhiều gia đình từ nghèo khó vươn lên khá giả.

z3453387757347_79ce6c53bb776d6f80faaed4d8968894

 Thời điểm hơn 10 năm trở về trước, cuộc sống của người dân ở đây đầy đủ hơn so với mặt bằng chung, thậm chí có nhiều người dân trở nên giàu có. 

Được xem là người giữ lửa và tiếp nối làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, nghệ nhân ưu tú Lê Bá Linh (Phó Chủ tịch Hiệp hội Sơn mài – Điêu khắc Bình Dương) cho biết thời điểm vàng son năm 1980 - 1990, người dân ở TP Thủ Dầu Một làm nghề sơn mài chiếm 60-70%, còn ở Tương Bình Hiệp chiếm tới gần 90%.

 “Thời điểm đó nghề làm sơn mài hot, nhiều nghệ nhân có tay nghề cao, điêu luyện nổi tiếng lắm. Có nhiều gia đình các thế hệ ông bà, cha mẹ, con cháu đều cùng làm nghề sơn mài.

Gia đình tôi cũng không ngoại lệ. Cha vợ tôi là cụ Trần Văn Lấm, cùng với một người dân ở đây được xem là hai người lập ra làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp. Gia đinh tôi trước đây có hơn chục người làm nghề sơn mài. Ngoài ra, người dân khắp nơi cũng về đây làm việc, xin học nghề”, nghệ nhân Lê Bá Linh chia sẻ.

Theo nghệ nhân Lê Bá Linh, nhờ theo nghề sơn mài mà thời điểm hơn 10 năm trở về trước, cuộc sống của người dân ở đây đầy đủ hơn so với mặt bằng chung, thậm chí có nhiều người dân trở nên giàu có. Mặt khác, giá trị sơn mài mang lại cũng làm nền tảng thúc đẩy cách ngành nghề khác phát triển theo.

“Hàng hoá sơn mài thời điểm vàng son bán chạy, đắt như tôm tươi. Khi đó, sơn mài Tương Bình Hiệp được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt là các nước châu Âu như Anh, Ý và một số nước châu Á”,  Phó Chủ tịch Hiệp hội Sơn mài – Điêu khắc Bình Dương cho hay.

z3453342836545_05096a3356e9321c6e8b29ffd8101a8d

Thời điểm trước, nghề sơn mài hái ra tiền. Hiện tại, nghề sơn mài đang mai một, nhiều nghệ nhân từ bỏ nghề để kiếm công việc khác thu nhập cao hơn. 

Cũng là người gắn bó nghề sơn mài hơn 20 năm, bà Lê Mộng Thắm (chủ cơ sở sơn mài Thanh Bình Lê) cho biết gia đình bà có 3 thế hệ cùng làm nghề sơn mài. Và cũng nhờ nghề này mà gia đình bà có cuộc sống khấm khá, có của ăn, của để

“Có giai đoạn dài, ngoài 50 người làm việc tại xưởng, gia đình tôi phải thuê thêm hàng chục người bên ngoài vẽ tranh để kịp hàng giao cho các đơn vị nước ngoài đặt hàng với số lượng lớn. Có lúc hàng đặt quá tải không nhận đơn khách là chuyện bình thường”, bà Thắm nhớ lại.

Tranh sơn mài Tương Bình Hiệp đặc biệt thế nào?

Theo nghệ nhân Lê Bá Linh, sơn mài Tương Bình Hiệp nổi tiếng, được ưa chuộng khắp nơi là do sản phẩm có bản sắc riêng là sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa vùng phía bắc với điều kiện, thổ nhưỡng, nguyên liệu, lao động cần cù sáng tạo ở miền nam.

Làng nghề sơn mài luôn giữ được nét đẹp truyền thống, đó là các đề tài về thiên nhiên, dân gian hay lịch sử đều mang đậm bản sắc chung của văn hóa dân tộc.

z3453342805822_f540e07ae375f3673fc5dfede03f0d28

Một cửa hàng bán tranh sơn mài làng Tương Bình Hiệp với nhiều kiểu dáng, mẫu mã. 

Những nghệ nhân sơn mài vừa kế thừa nét văn hóa mỹ thuật truyền thống của dân tộc, vừa phát huy những giá trị văn hóa của địa phương để tạo nên nét đặc sắc riêng của làng nghề.

Ðiểm chung ở những bức tranh sơn mài thường thấy là các chủ đề về tứ thời, ngư tiều canh mục, long lân quy phụng, các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam…

Sự tinh xảo, nhẹ nhàng thanh thoát, đậm đà bản sắc thể hiện đa dạng trên tất cả các sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp, từ những bức tranh nghệ thuật đến các sản phẩm sơn mài để sử dụng và trang trí.

1122

 Những bức tranh được vẽ một cách tinh xảo, thanh thoát.

Bằng những phương pháp thể hiện như: sơn mài sơn lộng, sơn mài vẽ mỏng, sơn mài khoét trũng, sơn mài đắp nổi, sơn mài cẩn trứng, sơn mài cẩn xà cừ, cẩn ốc… kết hợp trên gỗ, gốm, tre và nhiều chất liệu khác, sản phẩm sơn mài đã xuất khẩu đi nhiều thị trường khó tính.

“Để trở thành một nghệ nhân sơn mài không hề dễ dàng mà phải trải qua một thời gian dài tôi luyện, học hỏi, tiếp thu, sáng tạo và đặc biệt phải yêu nghề. Khi có tay nghề rồi để duy trì, phát triển nghề lại càng khó hơn khi nhu cầu, thị trường, hàng hoá ngày càng thay đổi.

Vì vậy những người nghệ nhân phải nhạy bén, cải tiến sản phẩm, nắm bắt xu hướng để không lạc hậu, mai một”, nghệ nhân Lê Bá Linh chia sẻ

Cũng theo nghệ nhân này, hiện nay sản phẩm của làng nghề sơn mài có hai dạng: dạng hiện đại theo nhu cầu thị trường và dạng truyền thống.

344

 Những bức tranh thể hiện giá trị nghệ thuật dân gian mang nhiều ý nghĩa.

 “Sơn mài Tương Bình Hiệp hiện nay đang vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Các mặt hàng tranh giá rẻ, được vẽ, khắc bằng máy nhan nhản.

Vì vậy, ngoài làm sơn mài truyền thống sáng tác để thể hiện nét tinh hoa của nghệ thuật sơn mài thì cũng phải sản xuất tranh theo nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, quy trình sản xuất vẫn phải đảm bảo chất lượng, độ sắc sảo, tinh xảo của tranh sơn mài Tương Bình Hiệp”, nghệ nhân này nhấn mạnh.

z3453342846720_23ac7945f795f47cfcaf0e4449978857

 Nghệ nhân ưu tú Lê Bá Linh (Phó Chủ tịch Hiệp hội Sơn mài – Điêu khắc Bình Dương) cho biết để tồn tại và phát triển phải có sự hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp và các nghệ nhân phải thay đổi theo xu hướng thị trường.

Với những đóng góp lớn lao về giá trị tinh thần cũng như giá trị vật chất và để bảo tồn, phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, năm 2016, Nhà nước đã công nhận làng nghề truyền thống này là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

 Chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp do Đài Phát Thanh Truyền Hình BD thực hiện cùng  Hiệp Hội Sơn mài Điêu khắc BD và Công ty Sơn mài Tư Bốn  Công Ty Sơn mài Tư Bốn

 

Công ty TNHH Sơn Mài Mỹ Nghệ Tư Bốn tại Trung tâm Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế WTC EXPO với chương trình Phong Cách Sống Xanh - Cùng ICF Kết Nối Cộng Đồng!

Xem tiếp...

Với lợi thế là một tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, Bình Dương đang là sự lựa chọn tốt nhất của nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản. Để phát triển nhanh và bền vững hơn nữa, Bình Dương mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản và Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) trong các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản cũng đang ủng hộ định hướng đổi mới thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ cao của Bình Dương.

 
 

Gọi vốn hỗ trợ xây dựng giao thông kết nối

Ngay sau khi đoàn công tác Bình Dương do ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại thành phố Tokyo, Nhật Bản, ông Saotome Jun, Giám đốc Ban Đông Nam Á, Vụ Đông Nam Á, JICA trụ sở chính và ông Masuda Chikahiro, Trưởng đại diện Văn phòng Chi nhánh JICA tại TP.Hồ Chí Minh đã đến tìm hiểu về việc đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng giao thông kết nối tại Bình Dương.

Cụ thể, đối với Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 tỉnh Bình Dương nối tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.Hồ Chí Minh từ ga cuối Suối Tiên đến thành phố mới Bình Dương, tỉnh đề nghị Chính phủ Nhật Bản và JICA ủng hộ và tài trợ gói hỗ trợ kỹ thuật khảo sát lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án. Đồng thời chấp thuận phương thức đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA từ phía Nhật Bản, phân kỳ đầu tư giai đoạn 2022-2025 và sau 2025. Dự án gồm 2 đoạn, đoạn 1 từ ga cuối Suối Tiên đến ga nút giao Bình Thắng dài khoảng 1,8km và đoạn 2 từ ga nút giao Bình Thắng đến thành phố mới Bình Dương dài 27km.

Ông Nguyễn Lộc Hà (bên phải), Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)

Đối với Dự án Cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tỉnh, Bình Dương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương để sớm hoàn thiện nội dung đàm phán chuẩn bị cho buổi làm việc với JICA tại Việt Nam và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Đối với dự án Đường sắt công nghiệp Bàu Bàng - Thị Vải - Cái Mép dài 127,45km, Bình Dương kiến nghị Chính phủ Nhật Bản và JICA tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ đề xuất của tỉnh về đầu tư tuyến đường sắt công nghiệp bằng nguồn vốn vay ODA từ phía Nhật Bản.

Ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết thời gian qua, được sự hỗ trợ vốn ODA của JICA, Bình Dương đã đầu tư hoàn thành 2 dự án: Cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương giai đoạn 1 và giai đoạn 2, giải quyết vấn đề thoát nước và xử lý nước sinh hoạt tại đô thị TP.Thủ Dầu Một và TP.Thuận An. Để tận dụng tối đa lợi thế liên kết vùng, Bình Dương đã và đang triển khai các dự án hạ tầng giao thông kết nối đầu mối cảng hàng không quốc tế Long Thành tại tỉnh Đồng Nai, cảng biển Cái Mép tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đường cao tốc kết nối tỉnh Bình Phước… tạo tiền đề cho phát triển Logistics và TOD toàn diện (mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng). Với mục tiêu trên, tỉnh đã tập trung nguồn lực nội tại, bước đầu hình thành trục đường Mỹ Phước - Tân Vạn kết nối hầu hết các khu công nghiệp từ huyện Bàu Bàng, trung tâm thành phố mới Bình Dương ra các cảng tại Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh.

Sẵn sàng đón vốn vào ngành công nghệ cao

Nhật Bản hiện đứng thứ hai trong 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Bình Dương với 335 dự án, tổng số vốn 5,86 tỷ đô la Mỹ. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là sản xuất linh kiện điện tử, mạch và chíp điện tử, lắp ráp ô tô, sắt thép, các ngành công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ thương mại... Trên địa bàn có một số dự án lớn của tập đoàn như Panasonic, Toshiba, Foster, Tokyu, Fujikura, Aeon Mall…

Mới đây, ông Hashimoto, Chủ tịch Tập đoàn Sharp (Nhật Bản), vừa có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh để trao đổi về kế hoạch mở rộng đầu tư và xây dựng thêm một nhà máy quy mô lớn để sản xuất các sản phẩm điện tử công nghệ cao tại Bình Dương. Ông Hashimoto cho biết tập đoàn đang tìm hiểu cơ hội đầu tư tại các tỉnh phía Nam của Việt Nam, trong đó có Bình Dương để dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi thị trường Trung Quốc. Ông đánh giá Bình Dương là địa phương có môi trường đầu tư hấp dẫn, phù hợp với tiêu chí của Sharp. Hiện tại, tập đoàn đã có 2 nhà máy sản xuất đặt tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP I) và VSIP II mở rộng. Với định hướng phát triển đó, Tập đoàn Sharp mong muốn Bình Dương sẽ hỗ trợ đáp ứng nhu cầu về quỹ đất xây dựng, cung cấp nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng giao thông kết nối hoàn thiện, cũng như những ưu đãi về thuế…

Hiện nay, bình quân mỗi dự án của DN Nhật Bản đầu tư vào Bình Dương đều có vốn trên 20 triệu USD. Đây là con số bình quân cao nhất trong số các quốc gia đầu tư vào Bình Dương. Điều này cho thấy những nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện nâng cấp cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính… của tỉnh đã mang lại hiệu quả tích cực.

Ông Mai Hùng Dũng hoan nghênh Tập đoàn Sharp đã tin tưởng Bình Dương để mở rộng quy mô đầu tư. Sharp là một thương hiệu lâu đời và uy tín trên thị trường, do đó, lãnh đạo tỉnh rất vui mừng chào đón. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khẳng định không ngừng đổi mới để tạo môi trường đầu tư thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Trong định hướng phát triển, Bình Dương xác định Nhật Bản là đối tác đầu tư chiến lược. Tỉnh đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác, thu hút đầu tư từ Nhật Bản.

Để tạo điều kiện cho phát triển Logistics thông suốt, các dự án đô thị tại thành phố mới Bình Dương và các dự án TOD trên tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn do Tập đoàn Tokyu nghiên cứu phát triển, Bình Dương đề xuất Chính phủ Nhật Bản và JICA quan tâm, hỗ trợ thu xếp nguồn vốn ODA và đẩy nhanh công tác triển khai các dự án với tổng vốn vay JICA 543 tỷ Yên..

Ông Louis Zacharilla, nhà đồng sáng lập ICF: Hướng đi của Bình Dương rất độc đáo, hiệu quả và đúng đắn

Cập nhật: 23-06-2022 | 08:13:33

Bên thềm sự kiện Vinh danh Top 7 Cộng đồng thông minh thế giới (ICF) được tổ chức trong hai ngày 20 và 21-6, đã có nhiều ý kiến, luận điểm được các chuyên gia đưa ra tại các phiên tọa đàm. Tuy nhiên, ấn tượng nhất có thể kể đến nội dung tham luận của ông Louis Zacharilla, nhà đồng sáng lập ICF. Để tìm hiểu sâu hơn, phóng viên Báo Bình Dương đã có cuộc phỏng vấn riêng với ông Louis Zacharilla xung quanh vấn đề đổi mới sáng tạo.

 
 

- Ông đánh giá như thế nào về sự nghiệp đổi mới sáng tạo đang diễn ra ở Bình Dương?

- Bình Dương của hôm nay thật sự khác biệt và có nhiều đổi mới so với thời điểm năm 2015 - lần đầu tôi có dịp ghé thăm. Trước khi ghé thăm Bình Dương để kết nạp địa phương vào ICF, tôi đã được một số người bạn chia sẻ khá nhiều thông tin về văn hóa, vùng đất và con người nơi đây. Có thể khẳng định, sự nghiệp đổi mới sáng tạo gắn liền với đề án xây dựng thành phố thông minh mà chính quyền, doanh nghiệp và người dân Bình Dương thực hiện từ những năm 2016 đến nay đã có những dấu ấn và thành quả nhất định. Ghi nhận của chúng tôi những ngày qua cho thấy, ở Bình Dương đã có những công trình, dự án đổi mới sáng tạo khá thành công. Với tốc độ đổi mới sáng tạo diễn ra khá nhanh chóng và rộng khắp, tôi tin rằng chỉ trong vài năm tới tỉnh sẽ có thêm nhiều biểu tượng đổi mới sáng tạo tương tự Đại học Quốc tế Miền Đông, Trung tâm Điều hành thông minh IOC, Data Center…

Ông Louis Zacharilla (giữa) và đoàn công tác ICF tham quan Trung tâm Hành chính công tỉnh

- Ông nhìn nhận như thế nào về sự nỗ lực của Bình Dương trong công cuộc đổi mới sáng tạo hiện nay?

- Tôi biết rằng xưa kia Bình Dương là một tỉnh có 96% cơ cấu nền kinh tế là nông nghiệp. Kể từ khi tỉnh thực hiện chính sách thu hút đầu tư gắn liền xây dựng, phát triển mô hình kinh tế khu, cụm công nghiệp tập trung, nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc. Sau khi hoàn thành mục tiêu về phát triển kinh tế, tôi tin rằng Bình Dương đang hướng tới một mục tiêu lớn hơn, xa hơn - tương tự điều mà một số thành phố khác trên thế giới đang làm. Và điều khiến tôi ấn tượng với chính quyền, doanh nghiệp và người dân Bình Dương là các bạn luôn “tiên phong mở đường” trước khi những xu thế trở nên thịnh hành. Ngày xưa, các bạn đã nghĩ đến mô hình đô thị công nghiệp tập trung thì ngày nay, các bạn đã mạnh dạn, tiên phong trong công cuộc đổi mới sáng tạo, thực hiện chuyển đổi số một cách quyết liệt, mạnh mẽ. Tôi tin rằng, đây là mục tiêu được cả chính quyền, doanh nghiệp và người dân luôn nung nấu, quyết tâm hướng tới.

- Xu hướng dịch chuyển nền kinh tế - xã hội Bình Dương trong những năm sắp tới như thế nào, thưa ông?

- Như đã nói ở trên, Bình Dương hiện đang là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khá nhanh ở Việt Nam nói riêng và khu vực châu Á nói chung. Mặc dù hiện nay nền kinh tế chủ lực của tỉnh là công nghiệp, nhưng tôi tin rằng tỉnh đang từng bước dịch chuyển nền kinh tế - xã hội sang hướng tri thức. Điều này thể hiện rõ trong quyết tâm xây dựng thành phố thông minh mà tỉnh đã và đang dày công thực hiện. Khi đi tham quan các công trình đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, tôi nhận thấy định hướng phát triển của Bình Dương hiện nay khá tương đồng với bang Ohio (Mỹ). Ohio hiện đang là một địa phương phát triển khá mạnh về mô hình đô thị công nghiệp và đang có xu hướng dịch chuyển sang thương mại - dịch vụ gắn liền kinh tế tri thức. Họ sử dụng khoa học công nghệ như một công cụ để phục vụ con người, giúp con người làm việc, sinh hoạt và hưởng thụ cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Đây cũng là định hướng trong chiến lược xây dựng thành phố thông minh mà Bình Dương đang hướng đến: Nền kinh tế tri thức, phát triển bền vững.

- Sự khác biệt giữa Bình Dương và các thành phố khác trong Cộng đồng thông minh thế giới mà ông cảm nhận được là gì?

- Trước khi nói về sự khác biệt, tôi xin chia sẻ điểm chung mà các quốc gia, vùng lãnh thổ luôn hướng tới là tăng trưởng kinh tế hài hòa với bảo vệ môi trường sinh thái. Sự bùng phát mạnh mẽ về dân cư và sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế đã trực tiếp đặt ra những vấn đề xã hội quan trọng và chúng ta phải tìm cách giải quyết. Trong đó, môi trường là vấn đề cấp thiết cần quan tâm đầu tiên. Tôi rất vui khi biết Bình Dương luôn đặt sự quan tâm hàng đầu đối với vấn đề này và hiện tỉnh đã có một hệ thống giám sát (quan trắc) môi trường tự động hoạt động khá hiệu quả - điều mà nhiều địa phương chưa làm được. Ngoài ra, khi làm việc với lãnh đạo tỉnh, tôi cũng được nghe các vị ấy nói khá nhiều về các nội dung liên quan đến đời sống của cộng đồng dân cư. Tôi tin rằng, chính quyền đang cố gắng làm mọi việc để giúp người dân nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống. Ngay cả trong mục tiêu, định hướng xây dựng thành phố thông minh, Bình Dương cũng đặt con người làm trung tâm và khoa học, công nghệ chỉ là công cụ phục vụ con người. Đây là ý tưởng tuyệt vời mà không phải thành phố nào cũng nghĩ đến.

- Xin cảm ơn ông! 

 Chia sẻ bài viết lên facebook  
 
 

Tỉnh Bình Dương xúc tiến đầu tư tại Australia 

Cập nhật: 26-05-2022 | 14:20:06
 

(BDO) Từ ngày 22 đến 28-5, Đoàn công tác tỉnh Bình Dương do ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu tham gia sự kiện hội thảo về xúc tiến đầu tư tại Australia. 

Sự kiện do Đại sứ quán Việt Nam tại Australia phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương, chính quyền bang Victoria và Tổng Công ty Becamex IDC tổ chức. Việc tổ chức hội thảo diễn đàn đầu tư Việt Nam nhằm giới thiệu về hình ảnh đất nước Việt Nam ổn định, phát triển, cùng tiềm năng và cơ hội đầu tư tại tỉnh Bình Dương. Đây là sự kiện thương mại - đầu tư quan trọng của ASEAN được tổ chức lần đầu sau cao điểm đại dịch Covid-19, với sự tham dự của Bộ trưởng Thương mại chính quyền Victoria Martin Pakula và nhiều doanh nghiệp Australia.









Đoàn công tác tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Bình Dương tại TP.Adelaide.

Tại hội thảo diễn đàn đầu tư Việt Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh và ông Nguyễn Tất Thành, Đại sứ Việt Nam tại Australia đã trả lời nhiều câu hỏi mà các doanh nghiệp Australia đang quan tâm về các ưu tiên và chính sách của Việt Nam nói chung và của tỉnh Bình Dương nói riêng.

Qua các hội thảo xúc tiến đầu tư tại Australia, lãnh đạo tỉnh đã giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư tại tỉnh Bình Dương. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã chia sẻ những thế mạnh của tỉnh, nhất là về giao thông, cơ sở hạ tầng, hệ thống khu công nghiệp, thành phố thông minh…

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương và Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Sydney gặp gỡ, trao đổi với Phó thị trưởng TP.Adelaide.

Trong những năm qua, chính quyền tỉnh Bình Dương luôn quan tâm hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh thông qua cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng khoa học - công nghệ vào việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, triển khai đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cung ứng nguồn lao động cho doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy, Bình Dương luôn được đánh giá là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 

Lũy kế đến nay, Bình Dương là địa phương đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn FDI, chỉ sau TP.Hồ Chí Minh, với tổng số 4.044 dự án đến từ 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký hơn 39,4 tỷ đô la Mỹ.



Ký kết ký kết biên bản ghi nhớ giữa Tổng Công ty Becamex IDC và Tập đoàn Commercial & General.

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Bình Dương cũng tích cực mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực. Đến nay, tỉnh đã thiết lập quan hệ hợp tác song phương với 11 tỉnh, thành phố nước ngoài và là thành viên chính thức của nhiều tổ chức quốc tế, như Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á (Horasis), Hiệp hội trung tâm thương mại thế giới (WTCA).

Được biết, trước đó, ngày 23-5, Đoàn công tác đã tham dự hội nghị diễn đàn doanh nghiệp Australia - ASEAN tổ chức tại TP.Melbourne. Ngày 24-5, Đoàn công tác tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Bình Dương tại TP.Melbourne. Ngày 25-5, Đoàn công tác gặp gỡ và làm việc với ban lãnh đạo Công ty Commercial & General. Chiều 25-5, Đoàn công tác đến thăm và làm việc với Tập đoàn Detmold tại TP.Adelaide.  Ngày 26-5, Đoàn công tác tổ chức hội thảo về xúc tiến đầu tư tại TP.Adelaide.



Đoàn công tác thăm Tập đoàn Detmold tại TP.Adelaide.

Sáng 26-5, đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Tổng Công ty Becamex IDC và Tập đoàn Commercial & General nhằm tìm hiểu các cơ hội hợp tác giữa 2 bên trong các lĩnh vực liên quan đến đầu tư, hợp tác kinh tế, các dự án chăm sóc sức khỏe, phát triển thương mại, các khu tích hợp và khu công nghiệp.

Sáng mai (27-5), Đoàn công tác tiếp tục tổ chức hội nghị về xúc tiến đầu tư tại TP.Sydney.

Giải thưởng TOP Công nghiệp 4.0 Việt Nam bao gồm ba hạng mục: Top Doanh nghiệp công nghệ 4.0 với các giải pháp Nhà máy thông minh; Top các địa phương đi đầu trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị về Công nghiệp 4.0 và Chuyển đổi số xuất sắc; và Top Doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0. Tỉnh Bình Dương vinh dự được vinh danh TOP Công nghiệp 4.0 Việt Nam ở hạng mục Cơ quan nhà nước tiêu biểu thực hiện Chuyển đổi số và các chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (theo Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị).

http://m.btv.org.vn/tin-tuc/binh-duong-duoc-bieu-duong-top-cong-nghiep-40-viet-nam-65798.html

Đoàn đại biểu Hội Liên Hiệp Phụ Nữ các tỉnh thành đến tham quan và mua sắm tại công ty Sơn mài Mỹ Nghệ Tư Bốn

 

Công ty TNHH SƠN MÀI MỸ NGHỆ TƯ BỐN Hân hạnh đón tiếp lãnh đạo phường và đoàn công tác tạp chí Cộng Sản

Giờ làm việc

Tất cả các ngày trong năm.

Văn phòng, Showroom & Xưởng sản xuất